Sự thật về doanh nghiệp trong thời kì hậu COVID

Theo ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên, nguyên Uỷ viên ban chấp hành Hiệp hội Doanh Nghiệp TP. HCM, đứng dưới góc độ một chủ doanh nghiệp đang phải chịu ảnh hưởng từ dịch COVID, ông chia sẻ rằng: “Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Những chính sách này rất thiết thực nhưng khi triển khai vào từng doanh nghiệp thì chưa được nhanh như sự quyết liệt của Chính phủ.”

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam và thế giới đang phải chịu tác động bởi dịch COVID 19, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế các nước. Riêng Việt Nam, do ảnh hưởng từ dịch, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng to lớn, việc xuất nhập hàng hóa bị đình trệ, doanh nghiệp đang phải đối mặt trước những khó khăn.

Trước tình hình đó, ngay trong những ngày đầu ảnh hưởng từ dịch, Chính phủ đã liên tục ban hành, phổ biến các thông tin hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi kinh doanh trong và sau dịch. Đây được xem là một liều thuốc hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất trong lúc này , tuy nhiên đến thời điểm hiện tại việc triển khai chính sách hỗ trợ đối với từng doanh nghiệp thì vẫn chưa thật sự nhanh chóng và quyết liệt.

Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên, nguyên Uỷ viên ban chấp hành Hiệp hội Doanh Nghiệp TP. HCM, đứng dưới góc độ một chủ doanh nghiệp đang phải chịu ảnh hưởng từ dịch COVID, ông chia sẻ rằng: “Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Những chính sách này rất thiết thực nhưng khi triển khai vào từng doanh nghiệp thì chưa được nhanh như sự quyết liệt của Chính phủ.” Bên cạnh đó, ông  Vũ nhấn mạnh: “Chúng tôi rất mong chính sách đến với doanh nghiệp nhanh hơn vì với doanh nghiệp việc khôi phục sau dịch rất cần thiết.”

Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên

Cùng với đó, là một thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM, ông cũng nhận thấy các doanh nghiệp đang trăn trở, liệu dịch Covid-19 có thể quay trở lại hay không? Nếu Việt Nam ngăn chặn được dịch nhưng thế giới vẫn còn thì cũng khó khăn cho doanh nghiệp, thương mại với các quốc gia khác vẫn chưa thể kết nối, xuất- nhập hàng hóa bị đình trệ, ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân và các chủ doanh nghiệp

Ông Vũ nhấn mạnh "Chính lúc này đây, chính sách hỗ trợ của nhà nước nếu áp dụng sớm ngày nào thì tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam ngày đó"

Xét ở góc độ tài chính,  ông Vũ cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế giá trị gia tăng vẫn còn khá cao: “Theo tôi, thuế TNDN 20% hiện hành vẫn còn ở mức cao so với mặt bằng chung của các quốc gia và chưa khuyến khích doanh nghiệp.”

Theo dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác, Nhà nước sẽ giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp trong năm 2020 có tổng doanh thu không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 100 người.

Tuy mức hỗ trợ dự kiến cao là vậy nhưng thực tế, do ảnh hưởng từ Covid-19, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải phá sản, đóng cửa, họ không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ này từ nhà nước.

Thực tế đã có nhiều kiến nghị, khẩn thiết từ các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp mong Nhà nước, chính phủ xem xét giảm thuế giá trị gia tăng ít nhất 1 năm, nhất là đối với sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp, để chia sẻ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, thiết thực hơn. Vì khi thuế giá trị gia tăng giảm, thì giá thành sản phẩm sẽ giảm, kích thích thị trường, người tiêu dùng hơn. Tuy Nhà nước có thể mất đi một nguồn thu nhưng đó là giải pháp thiết thực ở thời điểm hiện tại để kích cầu và tăng khả năng cạnh tranh trong nước.

Ngoài ra, công tác cải cách thủ tục hành chánh sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, góp phần tạo động lực cho doanh nghiệp tăng tốc làm ăn. Một khi công việc làm ăn thuận lợi, có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ vui vẻ đóng thuế để thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.

Thời Covid vừa là thử thách vừa là cơ hội cho doanh nghiệp. Về thử thách: thử thách về nhân lực khi thiếu hụt nhân sự cần thiết vì đã cắt giảm trước đó; thử thách về tài lực khi mọi công việc bị đình trệ không thể sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp giúp họ xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu lại tổ chức lao động, giúp mọi người gắn bó cùng nhau vượt qua thử thách.

Thảo Vân

Liên hệ Facebook
Liên hệ Zalo
0938774971
Nhắn tin